Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Mathiơ 5:1-12: "Bài Giảng Trên Núi"


Mathiơ 5:1-12: Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng: Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được yên ủi! Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất! Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ! Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót! Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời! Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời! Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy! Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng nhiếc, bắt bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bớ các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy”.


(đối chiếu Luca 6:20-23)

MATHIƠ:  PHẦN IV
NHỮNG SỰ DẠY CỦA ĐẤNG MÊSI CHO CÁC MÔN ĐỒ NGÀI:
BÀI GIẢNG TRÊN NÚI, 5:1-7:29

(5:1-12) Phần giới thiệu: trong lịch sử đôi khi có một số câu nói được thốt ra với nhiều ý nghĩa như thế. Các Phước Lành của Chúa chúng ta là một hình ảnh năng động về môn đồ thật ở trước mặt thế gian. Các phước lành bao gồm hy vọng và phần thưởng thật vinh hiển mà người tín đồ trông mong, ở đây cũng như trong cõi đời đời.

1. (5:1-2) Lòng thương xót: Chúa Jêsus nhìn thấy đoàn dân đông. Cần phải lưu ý: Bài Giảng Trên Núi được ban cho các môn đồ chớ không phải cho đoàn dân đông. "Xem thấy đoàn dân đông", Chúa Jêsus cảm động với lòng thương xót về hoàn cảnh tuyệt vọng và nhu cần của họ. Ngài biết rõ Ngài không đích thân đến gần họ được, vì vậy Ngài phải ở riêng với các môn đồ. Ngài phải bắt đầu sửa soạn cho họ về chức vụ của họ cho đoàn dân đông.
(Ngài đã ở với các môn đồ bao lâu trên núi? Một ngày? Một tuần? Vài tuần? Chỉ thấy nói rằng: "Khi Đức Chúa Jêsus ở trên núi xuống, có đoàn dân đông lắm theo Ngài" (Mathiơ 8:1).

Tư tưởng 1. Có hai yếu tố cơ bản cho việc đến với đoàn dân đông.
1) Sự thương xót: Nhìn thấy đoàn dân đông; giữ mắt mở nhìn thấy con người cùng nhu cần của họ.

"Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn" (Mathiơ 9:36).
"Hễ khi dân Ngài bị khốn khổ, chính Ngài cũng khốn khổ, và thiên sứ trước mặt Ngài đã cứu họ rồi. Chính Ngài đã lấy lòng yêu đang thương xót mà chuộc họ. Ngài đã ẵm bồng, và mang họ trong các ngày thuở xưa " (Êsai 63:9).

2)  Địa vị môn đồ: nhận biết rằng một mình người không thể hoàn tất phần việc. Nhiều người khác phải được dạy dỗ để trợ giúp trong sứ mệnh cao cả.

"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Mathiơ 28:19-20).
"Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác" (II Timôthê 2:2).

Tư tưởng 2. Giảng dạy không chỉ được thực hiện ở trong nhà thờ, nhưng bất cứ đâu có con người — trên núi, bên bờ biển, ở tư gia, trên đường phố — bất cứ đâu và từng nơi một.

Tư tưởng 3. Đoàn dân đông rất quan trọng, nhưng một tốp nhỏ các môn đồ rất quan trọng để hoàn tất sứ mệnh cao cả. Sứ mệnh của Chúa là đến với mọi người, song phương pháp của Chúa là đào tạo các môn đồ. Cần phải đào tạo chuyên sâu cho một nhóm nhỏ để họ có thể trợ giúp trong chức vụ của đám đông. Môn đồ hóa cũng là phương pháp của Phaolô (Xem chú thích —  Mathiơ 28:19-20).

"Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế" (Mathiơ 28:19-20).
"Phao-lô tới thành Đẹt-bơ và thành Lít-trơ. Nơi đó, có một môn đồ tên là Ti-mô-thê, con của một người đàn bà Giu-đa đã tin, còn cha thì người Gờ-réc.... Phao-lô muốn đem người theo" (Công Vụ các Sứ Đồ 16:1, 3).
"Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác" (II Timôthê 2:2).

Tư tưởng 4. Cấp lãnh đạo Cơ đốc cần phải tập trung các nhóm nhỏ các môn đồ để đào tạo và sửa soạn thật đặc biệt cho họ. Mathiơ nói mà chẳng cần phải lý giải rằng "khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần" (Mathiơ 5:1), còn Mác và Luca nói rằng Đấng Christ kêu gọi các môn đồ lại để đào tạo và sửa soạn (Mác 3:13; Luca 6:13).

Tư tưởng 5. Ba điều cần thiết cho việc đào tạo và sửa soạn: địa điểm, thời gian, và sứ điệp. Câu "Ngài đi lên...và khi Ngài đã ngồi" dường như nói rằng Chúa Jêsus đã chọn địa điểm và thời điểm nầy cho việc huấn luyện. Mọi sự đã được sắp đặt; Chúa Jêsus đã sửa soạn theo cách riêng. (Đúng là một bài học thường bị chễnh mãng).

NGHIÊN CỨU #1  (5:3) Phước cho (makarios) sự vui vẻ và thỏa lòng thuộc linh kéo dài bất chấp mọi điều kiện; đưa một người qua đau đớn, buồn rầu, mất mát và khổ sở.

Tư tưởng 1. "Được phước" là điều mà con người tìm kiếm. Vấn đề, ấy là họ tìm kiếm nó trong những việc thuộc đời nầy: địa vị, tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, và khoái lạc tình dục.

"Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó" (Mathiơ 6:19-21).
"Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá động đến đồ ô uế, Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy" (II Côrinhtô 6:17-18).
"Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra" (I Giăng 2:15-16).

Tư tưởng 2. Con người tìm cách được phước chỉ trong đời nầy mà thôi. Điều nầy nói ra vài việc về bản chất của họ.
1)  Con người là xác thịt và hay hư nát, họ là tội lỗi và hay chết.

"Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh. Vả, chăm về xác thịt sanh ra sự chết, còn chăm về Thánh Linh sanh ra sự sống và bình an; vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được. Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời" (Rôma 8:5-8).
"vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rôma 3:23).
"Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta" (Rôma 6:23).
"Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét" (Hêbơrơ 9:27).

2)  Con người bị lừa gạt và không thấy được nhu cần đích thực của mình, về một tâm linh được làm cho mới lại.

"Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời" (Giăng 3:3).
"mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật" (Êphêsô 4:23-24).
"anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời" (I Phierơ 1:23).

3)     Con người vốn không biết rõ về Nước Thiên Đàng (Xem Nghiên Cứu #3, Nước Thiên Đàng — Mathiơ 19:23-24).

+  Con người bị dẫn đi sai lạc và bị lừa dối về việc ấy
+  Con người không tin về việc ấy.
+  Con người ưa thích cái gì đó khác hơn việc ấy.
+  Con người chai cứng đối với việc ấy.
+  Con người bất chấp việc ấy.
+  Con người chẳng quan tâm đến việc ấy.

2. (5:3) Có lòng khó khăn: công nhận tình trạng nghèo khó thuộc linh. Đây là sự nghèo khó và khổ sở tuyệt đối trong tâm linh. Đây là sự khó khăn trong tâm linh. Hãy chú ý vài sự kiện quan trọng về kẻ "có lòng khó khăn".
1.  Là kẻ "có lòng khó khăn" không có nghĩa là một người phải sống trong cảnh khốn khó về tiền bạc và nghèo nàn. Đói khát, trần truồng, và các khu nhà ổ chuột không đẹp lòng Đức Chúa Trời, đặc biệt trong một thế giới dư dật. Đấng Christ không nói về sự khó nghèo vật chất. Ngài đang nói những gì Ngài nói: nghèo khó trong tâm linh. Sống "nghèo khó trong tâm linh" muốn nói tới vài việc:
a.  Nhìn nhận tình trạng bất lực hoàn toàn của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, tình trạng khốn khổ thuộc linh của chúng ta, nhu cần thuộc linh của chúng ta. Chúng ta cần phải nương cậy vào Đức Chúa Trời làm thỏa mãn nhu cần của chúng ta.
b.  Nhìn nhận sự thiếu thốn hoàn toàn khi đối diện với cuộc sống và cõi đời đời không có Đức Chúa Trời. Công nhận rằng các ơn phước thực sự trong cuộc sống và cõi đời đời chỉ đến từ một mối quan hệ phải lẽ với Đức Chúa Trời (Xem chú thích — Êphêsô 1:3; đối chiếu Giăng 10:10; Galati 5:22-23).
c.  Nhìn nhận chúng ta thiếu thốn hoàn toàn về tính cách siêu việt trước mặt bao người khác và sự chết thuộc linh của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Công nhận rằng chúng ta chẳng có gì tốt hơn, giàu có hơn, siêu việt hơn người lân cận — bất luận chúng ta đạt được điều chi trong thế gian nầy (tiếng tăm, may mắn, quyền thế). Thái độ của chúng ta đối với nhiều người khác không phải là kiêu ngạo và tự hào, không phải là siêu việt và độc đoán. Là kẻ "nghèo khó trong tâm linh" [có lòng khó khăn] có nghĩa là công nhận mỗi con người là một con người thực sự giống như bao người khác — một con người có sự đóng góp quan trọng cho xã hội và cho thế gian. Người "có lòng khó khăn" tiếp cận cuộc sống với sự khiêm nhường và xem trọng, chớ không phải như cuộc sống thiếu nợ người, mà như người mắc nợ cuộc sống vậy. Người ấy được ban cho đặc ân sống; vì lẽ đó, người hành trình qua cuộc sống với một thái độ khiêm nhường và người đóng góp mọi sự người có thể cho một thế giới có cần từ một tâm tình xem trọng.
2.  Đối ngược với việc "có lòng khó khăn" là có một tinh thần đầy đủ bản ngã. Có một thế giới khác biệt giữa hai tinh thần nầy. Có sự khác biệt trong việc suy nghĩ rằng chúng ta là công bình so với việc nhìn nhận chúng ta cần sự công bình của Đấng Christ. Có sự khác biệt trong việc là người tự xưng công bình so với việc được ban cho sự công bình của Đấng Christ. Sự tự xưng công bình chẳng đi xa hơn bản ngã; nghĩa là, nó chẳng đi xa hơn sự chết. Bản ngã chết và mọi sự với bản ngã bao gồm sự tự xưng công bình của chúng ta. Nhưng sự công bình thuộc về Đấng Christ thì sống cho đến đời đời. (Xem chú thích — Rôma 3:21-22; chú thích 3 — Galati 2:15-16Nghiên Cứu #1 — Galati 2:15-16; Nghiên Cứu #2 — Galati 2:16. Xem bố cục — Rôma 10:6-7 và chú thích — Rôma 10:6-7).

"Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp: tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin, chẳng có phân biệt chi hết" (Rôma 3:21-22).
"Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời" (II Côrinhtô 5:21).
"và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin" (Philíp 3:9).

3.  Người thực sự công nhận tình trạng khốn khó tâm linh thực hiện hai bước:
a.  Người xây sự chú ý của mình khỏi những việc thuộc đời nầy. Người biết những việc ấy không thể làm cho người được giàu có trong tâm linh.
b.  Người xây sự chú ý của mình vào Đức Chúa Trời và Nước của Ngài. Người biết rõ chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể làm cho người được giàu có trong tâm linh (Xem chú thích — Êphêsô 1:3).
4.  Kẻ "có lòng khó khăn" là mệt mỏi và gánh nặng cho thế gian. Họ biết sự thực của đời nầy và của cõi đời đời. Vì lẽ đó, họ đã hướng mặt họ lo làm phần của họ cho cả hai.
a.  Họ mệt mỏi về những hiện tượng dối gạt và cám dỗ của đời nầy. Họ đã học biết rằng "mọi sự đều là hư không" và mọi sự thì hay hư nát. Mọi sự đều hư không, thậm chí chính đời sống của con người nữa kìa. Vì lẽ đó, họ cảm thấy mệt mỏi và gánh nặng cho những ai vẫn còn hư mất trong thế gian nầy.
b.  Họ thấy mệt mỏi từ chỗ làm việc cật lực để đến với thế hệ của họ. Họ đã làm việc để phục vụ và thực hiện sự góp phần của họ y như Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ. Họ đã làm việc vất vả, cực nhọc chỉ vì một lý do mà thôi: tình yêu thương của Đấng Christ đã cảm động họ đến với thế hệ của họ (II Côrinhtô 5:14).
5.  Kẻ "có lòng khó khăn" là những người tiếp cận thế gian như một đứa trẻ (Xem chú thích — Mathiơ 18:1-2; Nghiên Cứu #2 —Mác 10:14; Nghiên Cứu #3 — Mác 10:14; Nghiên Cứu #4 — Mác 10:14. Những chú thích nầy cung ứng phần mô tả những gì được gọi là "có lòng khó khăn"). Hết thảy con trẻ đều rất quí báu đối với Đức Chúa Trời và giao cho các thiên sứ phải trông chừng chúng (Mathiơ 18:10 đối chiếu Thi thiên 91:11).

NGHIÊN CỨU #2  (5:3) Có lòng khó khăn — Phần thưởng — Nước Thiên Đàng: kẻ "có lòng khó khăn" được phước với Nước Thiên Đàng (Xem Nghiên Cứu #3 — Mathiơ 19:23-24). Kẻ "có lòng khó khăn" hưởng ba điều quan trọng.

1.  Kẻ có lòng khó khăn nhận lãnh sự tha tội và được Đức Chúa Trời ghi nhớ liên tục: sự bảo đảm rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ quên họ.

"Nhân ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa" (Hêbơrơ 8:12).
"Lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội lỗi gian ác của chúng nó nữa" (Hêbơrơ 10:17).
"Ngài nhớ đến sự giao ước Ngài luôn luôn, Hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến ngàn đời" (Thi thiên 105:8).
"Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa" (Giêrêmi 31:34).

2.  Kẻ có lòng khó khăn nhận lãnh mối tương giao với các tín hữu khác, ăn ở như họ ăn ở. (Xem bố cục — Công Vụ các Sứ Đồ 2:41-47 và chú thích — Công Vụ các Sứ Đồ 2:41-47; chú thích —  Êphêsô 2:19-22).


3. (5:4) Than khóc (penthountes ): có một tấm lòng tan vỡ. Đây là từ ngữ mạnh nhất khả thi nói tới sự than khóc. Than khóc nầy giống như khóc than trước sự chết của người thân yêu dấu. Đó là sự buồn rầu — một nổi buồn vô vọng, bất lực. Đây là sự buồn rầu vì cớ tội lỗi, một tấm lòng tan vỡ đối với điều ác và nổi khổ. Đây là sự tan vỡ của bản ngã đến từ việc nhìn xem Đấng Christ trên thập tự giá rồi nhìn biết rằng tội lỗi của chúng ta đã đặt Ngài lên đó (đối chiếu Giacơ 4:9). Hãy chú ý một vài sự kiện quan trọng.
1.  Ai than khóc? Ai có đủ nổi buồn đến nỗi phải than khóc, thốt ra những lời than vãn sâu sắc từ bên trong? Có ba người than khóc và thốt ra lời lẽ như thế.
a.  Người nào buồn rầu vô vọng vì cớ tội lỗi mình và tình trạng không xứng đáng ở trước mặt Đức Chúa Trời. Người ấy có một ý thức về tội lỗi đến nỗi tấm lòng phải tan vỡ.

"Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội!" (Luca 18:13).

b.  Người nào thực sự cảm thấy hoàn cảnh thật tuyệt vọng và nổi đau khổ khủng khiếp của người khác. Tai vạ, nan đề, cách đối xử tội lỗi của người khác — nhà cầm quyền, tình trạng, tình trạng hư mất của thế gian — hết thảy chồng chất nặng nề trên tấm lòng của người than khóc.

"Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn" (Mathiơ 9:36).
"Ngài ở thuyền bước lên, thấy đoàn dân đông đúc, động lòng thương xót, mà chữa cho kẻ bịnh được lành" (Mathiơ 14:14).
"Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, Khác nào cha thương xót con cái mình vậy" (Thi thiên 103:13).
"Hễ khi dân Ngài bị khốn khổ, chính Ngài cũng khốn khổ, và thiên sứ trước mặt Ngài đã cứu họ rồi. Chính Ngài đã lấy lòng yêu đang thương xót mà chuộc họ. Ngài đã ẵm bồng, và mang họ trong các ngày thuở xưa" (Êsai 63:9).

c.  Người nào kinh nghiệm tai vạ và thống hối riêng tư.
2.  Có nhiều người khác than vì cớ tội lỗi của họ. Điều nầy dẫn tới sự xưng tội và hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời và kết quả là được nâng cao lên (Giacơ 4:8-10).
3.  Người nào khóc than được chính mình Đấng Christ yên ủi. Đấng Christ được gọi là "thống khổ nhân" và quá quen thuộc với sự đau khổ (Êsai 53:3). Ngài có khả năng tiếp cứu và kéo một người đến gần rồi yên ủi, thêm sức cho vượt quá sự suy tưởng (Hêbơrơ 2:18; 4:15-16).
4.  Có sự buồn rầu tin kính, nhưng cũng có sự buồn rầu theo thế gian (Xem Nghiên Cứu #1 — II Côrinhtô 7:10 để thảo luận). Cũng có sự buồn rầu lấy cái tôi làm trọng (Xem chú thích — II Côrinhtô 1:6-7).

NGHIÊN CỨU #3  (5:4) Yên ủi: người nào than khóc sẽ được yên ủi (Xem chú thích — II Côrinhtô 1:3).

1.  Có sự yên ủi trong hiện tại.
a.  Một sự bình an hiển nhiên: khuây khỏa, khuyên giải, yên ủi ở bên trong.

"Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi" (Giăng 14:27).
"Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!" (Giăng 16:33).

b.  Một bảo đảm về sự tha thứ và được Đức Chúa Trời tiếp nhận.

"Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời" (Êphêsô 1:3).
"Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác" (I Giăng 1:9).
"Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình. Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa" (I Giăng 2:1-2).

c.  Một sự vui mừng đầy dẫy: ý thức về sự hiện diện, quan tâm và dẫn dắt của Đức Chúa Trời (Giăng 14:26); ý thức về sự tễ trị của Ngài; ý thức về việc làm của Ngài mọi sự đều lấy làm ích cho kẻ yêu mến Ngài.

"Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định" (Rôma 8:28).
"Lại rằng: Hỡi hết thảy dân ngoại, Hãy khen ngợi Chúa, muôn dân nên ngợi khen Ngài!" (Rôma 15:11).
"ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng; ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự!" (II Côrinhtô 6:10).
"Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng" (Thi thiên 16:11).

2.  Có sự yên ủi đời đời.
a.  Vượt khỏi sự chết mà đến sự sống.

"Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16).
"Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống" (Giăng 5:24).

b.  Lau nước mắt khỏi mọi mặt.

"Ngài đã nuốt sự chết đến đời đời. Chúa Giê-hô-va sẽ lau nước mắt khỏi mọi mặt, và trừ bỏ sự xấu hổ của dân Ngài khỏi cả thế gian; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy”  (Êsai 25:8).
"Vì Chiên Con ở giữa ngôi sẽ chăn giữ và đưa chúng đến những suối nước sống; Đức Chúa Trời sẽ lau hết nước mắt nơi mắt chúng" (Khải huyền 7:17).
"Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi" (Khải huyền 21:4).

4. (5:5) Nhu mì (praeis): có một đời sống mạnh mẽ, song dịu dàng và khiêm nhường. Đây là tinh thần mạnh mẽ, thế mà dễ dạy. Đời sống ấy không yếu đuối, cúi đầu hay nhu nhược. Đây là một người mạnh mẽ, rất mạnh, tuy vậy người rất dịu dàng và khiêm nhường. Đây là một người với mọi tình cảm và khả năng nắm lấy và chinh phục, nhưng người có khả năng tự kềm chế bản thân. Đây là một người sống theo kỷ luật — một người sống theo kỷ luật vì người được Đức Chúa Trời tể trị. Trái với nhu mì và kiêu căng, ngạo mạn. Có quá nhiều người mang tánh tự mãn và làm cao. Một người nhu mì biết rõ mình có nhiều nhu cần và không có đủ câu trả lời.
1.  Ai là người nhu mì?
a.  Người nào biết kềm chế, song không phải là vô kỷ luật. Tâm trí và thân thể đều bị kỷ luật, không hề lơi lỏng. Tình cảm và các thôi thúc, lời nói và cách ứng xử, thấy và đụng chạm luôn luôn được kềm chế.

"Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó" (Rôma 6:12).
"Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi" (I Côrinhtô 6:12).
"song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng" (I Côrinhtô 9:27).
"Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình" (Giacơ 3:2).
"Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến" (II Phierơ 1:5-7).

b.  Người nào khiêm nhường, thì không kiêu ngạo.
1)  Người ấy sống hạ mình ở trước mặt Đức Chúa Trời. Người ấy biết nhu cần của mình về Đức Chúa Trời và về bàn tay của Đức Chúa Trời trên đời sống của người, nhu cần người phải được cứu và được Đức Chúa Trời tể trị.
2)  Người sống khiêm nhường trước mặt người ta. Người biết mình không phải là cây đinh của nhân loại, cũng không phải là đỉnh cao tri thức giữa vòng loài người. Người không có mọi sự và người cũng không biết hết mọi sự.

"Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người" (Rôma 12:3).
"Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa" (Philíp 2:3-4).

c.  Người nào sống tử tế, không dễ bị kích động. Người luôn luôn tiết độ khi đối xử với mọi người: nguội lạnh, trầm tánh, có khả năng tỏ ra không hài lòng, song không phản ứng thái quá, có khả năng đối đáp tử tế. (Đối chiếu Christ, Mathiơ 11:29; I Phierơ 2:23; đối chiếu Môise, Dân số ký 12:3).

"Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục" (II Timôthê 2:24).
"[Tình yêu thương] chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ" (I Côrinhtô 13:5).

d.  Người nào biết tha thứ, không làm sự báo thù.

"Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi”  (Mathiơ 6:14).
"Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người. Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác" (Rôma 12:19-21).

2.  Người nhu mì là một người trầm tỉnh. Người học sống trầm tỉnh.

"Các ngươi khá e sợ, chớ phạm tội; Trên giường mình hãy suy gẫm trong lòng, và làm thinh" (Thi thiên 4:4).

a.  Người làm thinh trước mặt Đức Chúa Trời. Người bình tỉnh phục theo Đức Chúa Trời, công nhận nhu cần của mình mà không phải bày ra, và người bình tỉnh đi trước mặt Đức Chúa Trời mỗi ngày, nương cậy vào sự dẫn dắt và quan phòng của Đức Chúa Trời.

"Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, cũng sẽ được tôn cao trên đất" (Thi thiên 46:10).

b.  Người bình tỉnh trước mặt loài người. Người bước đi bình tịnh trước mặt loài người, kềm chế trong mọi sự, và lời nói và việc làm.

"ráng tập ăn ở cho yên lặng, săn sóc việc riêng mình, lấy chính tay mình làm lụng, như chúng tôi đã dặn bảo anh em" (I Têsalônica 4:11).
"[Hãy cầu nguyện] cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhân đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn" (I Timôthê 2:2).
"nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quí trước mặt Đức Chúa Trời" (I Phierơ 3:4).

NGHIÊN CỨU #4  (5:5) Hưởng được đất: có hai điểm cần phải nhấn mạnh trong việc ban thưởng cho người nhu mì (đối chiếu Thi thiên 27:11).

1.  Người nhu mì hưởng được đất trong lúc bây giờ; nghĩa là, họ vui hưởng và kinh nghiệm những việc tốt lành của thế gian.
a.  Người nhu mì tìm thấy chính mình. Họ lấy mình làm yên ủi. Họ biết họ là ai; vì vậy, họ rất mạnh mẽ và tin tưởng, tuy mềm mại và khiêm nhường.

"tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ" (Philíp 1:6).
"ấy lại là cớ mà ta chịu khổ. Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó" (II Timôthê 1:12).

b.  Người nhu mì biết họ sẽ đi về đâu; họ dễ dạy. Họ chẳng có gì để chứng minh. Họ có mục đích, ý nghĩa, và tầm quan trọng trong cuộc sống.

"Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài" (II Timôthê 4:8).
"Chúa sẽ giải thoát ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt ta vào trong nước trên trời của Ngài. Nguyền xin sự vinh hiển về nơi Ngài muôn đời không cùng!" (II Timôthê 4:18).

c.  Người nhu mì được bảo đảm cho về sự đắc thắng, chinh phục, đối với bất cứ điều gì đối mặt với họ. Họ biết tiết độ; vì vậy, họ nắm lấy mọi hoàn cảnh thay vì để cho hoàn cảnh khống chế họ. Họ được tự do đối với sự căng thẳng.

"Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đang đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời. Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta" (Rôma 5:1-5).
"Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được" (I Côrinhtô 10:13).

d.  Người nhu mì có linh hồn rất an bình. Họ mang lấy bất cứ áp lực và căng thẳng nào xảy đến trên đường họ đi đến với Đấng Christ, và Ngài giải toả hết mọi sự ấy.

"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng" (Mathiơ 11:28-30).

2.  Đất thuộc về họ cho đến đời đời, nghĩa là, trời mới và đất mới. Một di sản về sự sống đời đời và quyền quản trị được hứa cho họ, vì họ là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ.

"Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài" (Rôma 8:16-17).
"hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời" (Tít 3:7).
"Ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống, là cơ nghiệp không hư đi, không ô uế, không suy tàn, để dành trong các từng trời cho anh em" (I Phierơ 1:3-4; đối chiếu II Phierơ 3:10-13).
"Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa" (Khải huyền 21:1).

5. (5:6) Đói khát: có một tâm linh đói khát. Đây là sự đói khát thực sự của linh hồn. Đây là sự khao khát khô hốc và hấp hối. Đây là tâm linh đói khát và linh hồn khô hốc thèm muốn sự công bình. Nhưng còn có thêm một việc nữa: công bình có nghĩa là mọi sự công bình. Người tin Chúa chân thật bị đói khát và khô hốc về mọi sự công bình. Cụm từ nầy được tỏ ra bởi người Hylạp, vì động từ đói (peinontes ) và khát (dipsao ) thường ở trường hợp sở hữu cách trong tiếng Hylạp. Cụm từ nầy có ý nói rằng một người đôi khi cảm thấy đói khát một chút; vì vậy, người đói khát một chút gì đó, thí dụ, một trái táo hay một ly nước sinh tố. Nhưng trong phước lành, đói khát ở trong trường hợp đối cách (accusative). Điều nầy rất bất thường. Nó có ý nói tới sự khao khát một thứ phải là toàn bộ kia — về mọi sự công bình, chớ không phải một miếng nhỏ đâu. Điều nầy rất quan trọng: nó có ý nói tới lời hứa về một đời sống đầy dẫy có điều kiện. Một người phải đói khát về mọi sự công bình nếu người ấy ao ước được đầy dẫy với sự sống đầy dẫy. Hãy chú ý vài điểm quan trọng.
1.  Ai được phước? Người nào đói khát được sự công bình và làm sự công bình. Làm sự công bình là chưa đủ. Sống công bình là chưa đủ. Cả hai đều quan trọng để được phước (Xem Nghiên Cứu #5—Mathiơ 5:6).

Tư tưởng 1. Có nhiều người muốn nhiều mảng công bình — chỉ đủ để khiến cho họ thấy được yên tâm.

2.  Có những người nhấn mạnh việc sống công bình chễnh mãng không làm sự công bình. Điều nầy dẫn tới hai sai lầm nghiêm trọng.
a.  Sai lầm về an ninh giả. Nó khiến cho một người nhấn mạnh rằng mình được cứu và được đẹp lòng Đức Chúa Trời vì đã tin theo Đức Chúa Jêsus Christ. Song người lại chễnh mãng không làm việc lành. Người không sống như người nên sống, vâng theo Đức Chúa Trời và phục vụ con người.
b.  Sai lầm về việc sống buông thả. Nó khiến cho một người cứ đi ra và làm những gì mình muốn. Người cảm thấy an ninh và thoải mái trong đức tin đặt nơi Đấng Christ. Người biết rõ ăn ở sai trái sẽ tác động đến mối tương giao với Đức Chúa Trời và các tín hữu khác, nhưng người nghĩ cách ăn ở của mình không tác động vào sự cứu rỗi của mình và sự đẹp lòng của Đức Chúa Trời.
Vấn đề với phần nầy, ấy là đây là một sự công bình giả tạo. Công bình trong Kinh thánh có ý nói tới được sự công bình làm sự công bình. Kinh thánh không biết gì về việc được sự công bình mà không sống cách công bình.
3.  Có những người chú trọng việc làm sự công bình chễnh mãng việc được sự công bình. Điều nầy cũng dẫn tới hai sai lầm nghiêm trọng.
a.  Sai lầm về việc tự xưng công bình và chìu theo luật pháp. Nó khiến cho một người nhấn mạnh mình được cứu và được đẹp lòng Đức Chúa Trời vì người làm lành. Người làm việc, cư xử rất đạo đức, giữ luật lệ nhất định, làm những việc mà một Cơ đốc nhân nên làm, và vâng theo các luật lệ chính của Đức Chúa Trời. Nhưng người chễnh mãng luật cơ bản: luật yêu thương và thỏa lòng —rằng Đức Chúa Trời yêu mến người và hài lòng không phải vì người làm lành, mà vì người yêu mến và tin cậy sự công bình của Đấng Christ (Xem Nghiên Cứu #5—Mathiơ 5:6).
b.  Sai lầm về việc xét đoán và phê phán. Người nào nhấn mạnh rằng mình là công bình (được đẹp lòng Đức Chúa Trời) vì người giữ các luật lệ nhất định thường xét đoán và phê phán người khác. Người cảm thấy mọi luật lệ có thể được tuân giữ vì người gìn giữ chúng. Vì vậy, bất cứ người nào thất bại không giữ chúng bị xét đoán, bị chỉ trích, và bị phê phán.
Vấn đề với chỗ nầy, ấy là nó cũng là sự công bình giả tạo nữa. Một lần nữa, sự công bình trong Kinh thánh gồm cả hai: sống công bìnhlàm sự công bình. Kinh thánh không biết gì về việc sống đẹp lòng Đức Chúa Trời mà không có việc được xưng công bình trong Đức Chúa Jêsus Christ (Xem Nghiên Cứu #5—Mathiơ 5:6; đối chiếu II Côrinhtô 5:21. Xem Nghiên Cứu #1—Rôma 4:22; Nghiên Cứu #2—Rôma 4:22 để thảo luận).
4.  Câu trả lời cho sự công bình không phải là điều phần lớn nhiều người nghĩ khi họ nghĩ đến sự công bình. Khi phần lớn nhiều người nghĩ về sự công bình, họ nghĩ đến việc làm lành — làm những việc đạo đức, những việc lành, và trợ giúp đồng loại của họ. Khi con người trải qua cuộc sống, người đối diện với nhiều lời kêu gọi trợ giúp, và người trợ giúp. Người cảm thấy thoải mái trong lòng vì người đã trợ giúp. Người cảm thấy những việc lành của mình làm cho người thấy yên tâm và công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Song Kinh thánh không nói rằng con người không bao giờ làm lành; Kinh thánh nói rằng con người không sống công bình — không công bình trọn vẹn ở trong tấm lòng của họ (Xem Nghiên Cứu #5—Mathiơ 5:6).
5.  Đấng không phán: "Phước cho người công bình", vì chẳng có ai là công bình cả (Rôma 3:10). Ngài phán: "Phước cho người nào đói khát sự công bình". Con người sống không công bình, không công bình trọn vẹn. Cơ hội sống công bình của người đã qua đi rồi. Người đã thiếu mất và bỏ qua dấu hiệu. Người là bất toàn. Người chỉ có một hy vọng: rằng Đức Chúa Trời sẽ yêu mến người nhiều đến nỗi Ngài sẽ không cứ cách nào đó kể người là công bình. Đấy đúng là điều Đức Chúa Trời đang làm. Đức Chúa Trời bắt lấy sự "đói khát công bình" rồi kể đói khát là công bình. Đức Chúa Trời đang làm việc nầy vì Ngài yêu thương con người (Rôma 5:6, 8-9. Xem Nghiên Cứu #1—Rôma 4:22; Nghiên Cứu #2—Rôma 4:22; chú thích — Rôma 5:1).

Tư tưởng 1. Thắc mắc mỗi người cần phải đưa ra là đây: Tôi tìm kiếm sự công bình như thế nào? Có phải tôi tìm kiếm mọi thứ — tìm kiếm một chút — tìm kiếm thêm một chút nữa — tìm kiếm nhiều — tìm kiếm thật nhiều? Những gì Đấng Christ phán dạy là đây: một người cần phải nài xin, đói khát sự công bình. Một người phải tìm kiếm sự công bình thật nhiều nếu người ao ước mình sẽ được cứu và được đầy dẫy.

6.  Mỗi người đều có một chút lôi kéo và một chút ảnh hưởng thúc giục người phải làm lành. Lôi kéo và ảnh hưởng đều cần phải được trưởng dưỡng. Thực vậy, nó cần phải được ấp ủ hay nó sẽ yếu đi, và nó có thể bị bắt phục và suy yếu nhiều đến nỗi nó sẽ bị thủ tiêu hoàn toàn. Sự cứng lòng dẫn tới chỗ chìu theo bản ngã (Hêbơrơ 3:13 đối chiếu Châm ngôn 21:29; 28:14; 29:1).
7.  Sự công bình là việc duy nhứt sẽ đầy dẫy và làm thỏa mãn nhu cần bề trong của một người. Đồ ăn thức uống không làm được như thế. Bất cứ một người nào chân thành và biết suy nghĩ đều biết rõ chẳng có thứ chi trên đất nầy có thể làm thoả mãn nhu cần sâu sắc của họ trong cuộc sống (sự sống vĩnh viễn, sự sống không hề dứt). Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể làm đầy dẫy một đời sống và làm thỏa mãn nhu cần sâu sắc của cuộc sống vĩnh viễn kia. Đây là lý do Đấng Christ phán về việc đói khát sự công bình.

Tư tưởng 1. Được đầy dẫy có nghĩa là "đầy dẫy Thánh Linh" (Êphêsô 5:18). "Trái của Thánh Linh, ấy là yêu thương, vui mừng, bình an...." (Galati 5:22-23).

NGHIÊN CỨU #5  (5:6) Công bình: Công bình là gì? (Cũng xem chú thích — Rôma 3:21; chú thích — Rôma 4:4-5; Nghiên Cứu #1—Rôma 4:22; Nghiên Cứu #2 — Rôma 4:22; chú thích — Rôma 5:1; chú thích — Rôma 10:5; chú thích — Rôma 10:6-7; chú thích 3 — Galati 2:15-16Nghiên Cứu #1 — Galati 2:15-16; Nghiên Cứu #2 — Galati 2:16; đối chiếu Galati 3:10). Trong Kinh thánh "công bình" có ý nói tới hai việc tuy đơn sơ song rất quan trọng; nó có hai ý. Nó có nghĩa là sống ngay thẳng và làm ngay thẳng. Nó còn có nghĩa khác nữa:  sống đạo đức làm lành. Điều nầy rất quan trọng trong Kinh thánh.

"Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không" (Rôma 3:10).
"Sao ngươi hỏi ta về việc lành? Chỉ có một Đấng lành mà thôi" (Mathiơ 19:17).
"vì mọi người … thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rôma 3:23).

Cái điều được nói tới, ấy là chỉ một mình Đức Chúa Trời là công bình mà thôi; chỉ một mình Ngài là lành thật trọn vẹn. Con người không công bình trọn vẹn; con người thiếu mất. Làm sao con người được công bình trọn vẹn? Đâu là câu trả lời? Câu trả lời là điều Đấng Christ phán: "Phước cho người nào đói khát sự công bình: vì sẽ được no đủ". Đấy là những gì sẽ xảy ra.
Đức Chúa Trời nắm lấy sự "đói khát công bình" của một người rồi kể nó là công bình. Con người không công bình, song Đức Chúa Trời kể người là công bình. Đây là tình yêu cả thể của Đức Chúa Trời. Một người đói khát sự công bình; vì vậy, Đức Chúa Trời làm cho người no đủ.
Có vài việc cần phải nói về sự công bình.
1.  Sự công bình được giải thích trong Kinh thánh bằng chữ faith [đức tin]. Đức tin là tin theo Đức Chúa Trời và tin cậy nơi sự nhân từ của Đức Chúa Trời nắm lấy đức tin của chúng ta rồi kể đó là công bình (Xem Nghiên Cứu #1—Rôma 4:22; Nghiên Cứu #2—Rôma 4:22; chú thích — Rôma 5:1; đối chiếu Rôma 4:1-3). Hêbơrơ 11:6 chép rõ ràng: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
Đây là người cẩn thận tìm kiếm Đức Chúa Trời, là người thực sự tin theo Đức Chúa Trời. Người nào khao khát Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài sẽ được kể là công bình và sẽ được no đủ. (Xem bố cục — Philíp 3:7-16 và chú thích — Philíp 3:7-16).
2.  Sự công bình của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra cho con người. Những gì Đức Chúa Trời muốn con người phải sống làm theo đã được tỏ ra thật trọn vẹn nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Đây là tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không những đã ban cho con người chỉ có Lời thành văn mô tả sự công bình của Ngài; mà Ngài còn ban cho con người một sự sống — sự sống của chính Con Ngài — để tỏ ra sự công bình mà Ngài đang nói tới. Đức Chúa Jêsus Christ là sự công bình trọn vẹn; Ngài chẳng làm chi khác hơn là điều lành. Đây là điều Kinh thánh muốn nói tới khi Kinh thánh nói về Đấng Christ là "sự công bình của Đức Chúa Trời". Đấng Christ là bức tranh, là sự bày tỏ, là khuôn mẫu, là chính hình ảnh nói tới sự công bình — của việc sống theo điều phảilàm theo điều phải.

"Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên … sự công bình, cho chúng ta" (I Côrinhtô 1:30).
"Đức Chúa Trời đã làm … cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời" (II Côrinhtô 5:21).
"Đấng Christ … tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin" (Philíp 3:9).

3.  Sự công bình liên quan đến tâm trí. Kinh thánh chép sự công bình liên quan tới việc "làm nên mới trong tâm chí mình" (Êphêsô 4:23), và việc "đạt đến sự hiểu biết đầy trọn" nữa (Côlôse 3:10).
Nói như vậy có nghĩa gì chứ? Rất đơn giản, người nào tìm kiếm "Đức Chúa Trời được dựng nên trong sự công bình và sự thánh sạch". Người ấy "mặc lấy người mới" và được "làm nên mới trong tâm chí mình" (Êphêsô 4:23).
Có cách nói khác y như thế là đây: người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời "đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó, mà mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy" (Côlôse 3:9-10).

NGHIÊN CỨU #6  (5:6) No đủ — Sự sống, Dư dật: người tín đồ nào khao khát sự công bình thì được no đủ với sự sống dư dật và sự sống đời đời một cách lạ lùng.

1.  Người ấy "đầy lòng nhân từ, đủ điều thông biết trọn vẹn" (Rôma 15:14).
2.  Người ấy "đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời" (Êphêsô 3:19).
3.  Người ấy "đầy dẫy Đức Thánh Linh" (Êphêsô 5:18).
4.  Người ấy "được đầy trái công bình" (Philíp 1:11).
5.  Người ấy "đầy dẫy sự hiểu biết về ý muốn của Ngài" (Côlôse 1:9).
     6.  Người ấy "đầy dẫy sự vui vẻ và Đức Thánh Linh" (Công Vụ các Sứ Đồ 13:52).

6. (5:7) Thương xót : có một tinh thần hay tha thứ và một tấm lòng biết thương xót. Nó tỏ ra sự thương xót và sự nhơn từ. Nó tha thứ cho những ai phạm sai lầm, tuy nhiên còn nhiều hơn thế nữa. Đó là sự cảm thông; nó thấy cái đúng ở bên trong người ấy và cảm thông với người. Đây là một nổ lực, một hành động của ý chí muốn hiểu rõ người ấy và làm thoả mãn nhu cần của người ấy bằng cách tha thứ và tỏ ra lòng thương xót. Nó đi ngược lại với việc khó chịu, không tha thứ và không cảm thông. Đức Chúa Trời tha thứ duy nhứt cho người nào biết tha thứ người khác. Một người nhận lãnh chỉ ơn thương xót nếu người ấy biết thương xót (đối chiếu Mathiơ 6:12; Giacơ 2:13).Một vài sự thực quan trọng cần phải chú ý về ơn thương xót.
1. Người nào biết thương xót có một tấm lòng dịu dàng — một tấm lòng quan tâm đến hết thảy những ai đang có cần, gặp hay không gặp. Nếu người ấy tìm kiếm người đang có cần, người ấy cảm thông họ và chìa tay ra để làm mọi sự người có thể. Nếu người ấy không gặp họ, người ấy cảm thấy rồi chìa tay ra qua sự cầu nguyện rồi bố thí khi cơ hội phát sinh. Người có lòng thương xót không chất chứa hay giữ lại bất kỳ sự cứu giúp nào, dù là giá nào.
a.  Họ có tình yêu thương của Đức Chúa Trời đang ngự ở trong lòng họ.

"Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đang cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được?" (I Giăng 3:17).
"Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng?" (Giacơ 2:15-16).

b.  Họ biết rõ "ban cho có phước hơn là nhận lãnh".

"Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh" (Công Vụ các Sứ Đồ 20:35).

2.  Từng người tin Chúa đều có lòng thương xót. Có thể người không có tiền bạc hoặc bất cứ phướng tiện cứu giúp nào, song họ có thể tỏ ra sự dịu dàng cảm thông và tỏ ra lòng thương xót qua cách bày tỏ và sự cầu nguyện. Thực vậy, Đức Chúa Trời dạy dỗ người tín đồ phải tỏ ra lòng thương xót. Ngài truyền cho người tin Chúa phải thể hiện những việc thật là cụ thể:
a. "Chia bánh cho kẻ đói" (Êsai 58:7; Giacơ 2:15).
b. "đem những kẻ nghèo khổ đã bị đuổi đi về nhà mình" (Êsai 58:7).
c. "khi thấy kẻ trần truồng thì mặc cho" (Êsai 58:7; Giacơ 2:15).
d. Nâng đỡ và yên ủi linh hồn tan vỡ và buồn rầu (Gióp 16:5).
e. Thương xót kẻ gần xui té (Gióp 6:14).
f. Mang gánh nặng cho nhau — thậm chí ở điểm phục hồi họ khi họ phạm tội. Nhưng chúng ta chìa tay ra với họ trong một tinh thần khiêm nhường (Galati 6:2 đối chiếu Galati 6:1).
g. Giúp đỡ cho người yếu đuối (Công Vụ các Sứ Đồ 20:35).
3. Nhiều kết quả khi tỏ ra lòng thương xót.
a.  Một người được ban cho ơn thương xót của Đức Chúa Trời — sự tha tội (Thi thiên 18:25; đối chiếu 2 Samuel 22:26).
b.  Một người làm lành cho chính linh hồn mình (Châm ngôn 19:17).
c.  Một người được báo lại những gì mình đã làm — bởi chính mình Đức Chúa Trời (Châm ngôn 19:17).
d.  Một người cư xử giống như chính mình Đức Chúa Trời (Luca 6:36; đối chiếu Thi thiên 103:8; Giôên 2:15).
e.  Một người được chúc phước cho (Thi thiên 51:1).
f.  Một người được bảo đảm về việc tìm gặp "ơn thương xót của Chúa trong ngày đó" (II Timôthê 1:18).
g.  Một người sẽ kế tự Nước Đức Chúa Trời — cho đến đời đời (Mathiơ 25:34-35).
4. Đức Chúa Trời cảnh cáo kẻ không biết thương xót.
a. Họ sẽ đối diện "sự đoán xét không thương xót" (Giacơ 2:13).
b. Họ sẽ đối diện với cơn giận hay cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Mathiơ 18:34-35).
c. Họ không được tha thứ tội lỗi của họ (Mathiơ 6:12, 14-15).
5. Hai thái độ đối nghịch được tỏ ra nhắm vào sự thương xót.
a. Thái độ đóng kín lòng thương xót của một người đối với những kẻ đang có cần (I Giăng 3:17; đối chiếu Giacơ 2:15-16).
b. Thái độ mặc lấy lòng thương xót (Côlôse 3:12).

NGHIÊN CỨU #7  (5:7) Thương xót: Xem chú thích — Êphêsô 2:4-5 để thảo luận

7. (5:8) Có lòng trong sạch: có một tấm lòng trong sạch; không tì vít, tinh sạch, không nhiễm bẫn; được làm cho sạch, được thanh lọc, được tha thứ; được nên thánh; có một mục đích hẳn hòi, chuyên tâm về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Có một số điểm quan trọng cần phải chú ý về: “có lòng trong sạch".
1. Người nào có "lòng trong sạch" đang sống một đời sống thanh sạch.
a. Người ấy "giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian".

"Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian" (Giacơ 1:27).

b. Người làm sạch điều ác trong lòng mình hầu cho người sẽ được cứu.

"Hãy làm sạch hết điều ác trong lòng ngươi, hầu cho ngươi được cứu. Ngươi nuôi những ý tưởng gian ác trong lòng cho đến chừng nào?" (Giêrêmi 4:14).

c. Người vâng theo lẽ thật qua sự vận hành của Đức Thánh Linh.

"Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng" (I Phierơ 1:22).

d. Người giữ tay mình được trong sạch.

"Ấy là người có tay trong sạch và lòng thanh khiết, chẳng hướng linh hồn mình về sự hư không, cũng chẳng thề nguyện giả dối. Người ấy sẽ được phước từ nơi Đức Giê-hô-va, và sự công bình từ nơi Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi người" (Thi thiên 24:4-5).

e. Người tìm cách sống không dấu vít, không chỗ trách được.

"Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em trông đợi những sự đó, thì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được" (II Phierơ 3:14).

2.  Cách xử sự tốt nhứt của một người hiếm khi (nếu có) tránh cái tôi bị trộn lẫn trong đó. Vấn đề dễ thắc mắc, ấy là một tạo vật tội lỗi làm sao có thể hành động trọn vẹn cho được — trọn vẹn tránh được các động lực bị pha trộn. Như Kinh thánh chép: "Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không" (Rôma 3:12). Người tin Chúa thường xuyên dò xét lòng mình rồi tẩy rửa hết mọi động lực bất khiết. Những động lực bao gồm cái tôi đều có tính xảo quyệt và lừa đảo.
a. Có phải một người chỉ biết đến cái tôi của mình, hoặc phục vụ Đấng Christ và tìm kiếm đủ để giúp người khác, là những kẻ đang có nhu cần (Côlôse 3:24; Êphêsô 4:28)?
b. Có phải một người lo phục vụ giúp cho kẻ có cần, hoặc có ý thức về sự tự thỏa mãn (đối chiếu Mathiơ 5:7)?
c. Có phải một người đến thờ lạy để tôn vinh Đức Chúa Trời, hoặc để làm thoả mãn cảm xúc về bổn phận?
d. Có phải một người cầu nguyện hàng ngày để giao thông với Đức Chúa Trời, hoặc để tìm kiếm những cảm xúc thoải mái rằng người làm đẹp lòng Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện?
Những động lực bất khiết bước vào tấm lòng của người tin Chúa thật là im ắng, có tính cách dối gạt. Người tin Chúa thường không ý thức về sự có mặt của chúng. Người ấy cần phải thường xuyên cầu nguyện: "Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch" (Thi thiên 51:10)!
3. Người có "lòng trong sạch" phục vụ trong hai lãnh vực rất thực tế:
+ Họ thăm viếng kẻ mồ côi.
+ Họ thăm viếng người goá bụa trong cơn khốn khó của họ.

"Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian" (Giacơ 1:27).

NGHIÊN CỨU #8  (5:8) lòng trong sạch: có hai lời hứa kỳ diệu được lập với người "có lòng trong sạch". Người có lòng trong sạch "sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời" (Mathiơ 5:8).
1. Người có lòng trong sạch hiện nhìn thấy Đức Chúa Trời bởi đức tin, "trong một cách gương, cách mập mờ" (I Côrinhtô 13:12). Hãy tưởng tượng xem! Người "có lòng trong sạch" chịu đựng trong đức tin "như thấy Đức Chúa Trời không thấy được" (Hêbơrơ 11:27).

"Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy" (I Côrinhtô 13:12).
"Bởi đức tin, người [Môise] lìa xứ Ê-díp-tô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được" (Hêbơrơ 11:27).

2. Người có lòng trong sạch sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời mặt đối mặt cho đến đời đời. Họ sẽ nhìn thấy Ngài như Ngài đang hiện hữu và thấy "mặt Ngài nhờ sự công bình".

"Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy" (I Côrinhtô 13:12).
"Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy" (I Giăng 3:2).
"Còn tôi, nhờ sự công bình, tôi sẽ được thấy mặt Chúa; Khi tôi tỉnh thức, tôi sẽ thỏa nguyện nhìn xem hình dạng của Chúa" (Thi thiên 17:15).


8. (5:9) Kẻ làm cho người hoà thuận: đem người ta lại với nhau; lập hoà giữa con người và Đức Chúa Trời; giải quyết những tranh cãi và xoá đi các phân tranh; làm cho những dị biệt được phục hoà rồi thủ tiêu sự tranh cạnh; làm cho mọi lưỡi phải câm nín rồi gây dựng những mối quan hệ lành mạnh.
1. Ai là kẻ làm cho người hoà thuận?
a. Là người đang phấn đấu để làm hoà với Đức Chúa Trời (Rôma 5:1; Êphêsô 2:14-17). Người thắng hơn sự lộn xộn bên trong, ổn định sự căng thẳng ở bên trong, kềm hãm được mọi áp lực ở bên trong. Người kềm chế sự lộn xộn bên trong tấm lòng mình ở giữa thiện và ác, rồi phấn đấu để có điều thiện và thắng hơn điều ác.

"Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta" (Rôma 5:1).
"Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức tường ngăn cách, là sự thù nghịch đã phân rẽ ra, bởi vì Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy, khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài, và vì bởi thập tự giá Ngài đã làm cho sự thù nghịch tiêu diệt, nên nhờ thập tự giá đó Ngài khiến cả hai hiệp thành một thể, mà làm hòa thuận với Đức Chúa Trời. Ngài lại đã đến rao truyền sự hòa bình cho anh em là kẻ ở xa, và sự hòa bình cho kẻ ở gần" (Êphêsô 2:14-17).

b. Người phấn đấu ở từng cơ hội để làm hoà bên trong những người khác. Người tìm cách dẫn dắt người khác làm hoà lại với Đức Chúa Trời — để thắng hơn nổ lực ở bên trong họ, để ổn định sự căng thẳng ở bên trong họ, để kềm hãm áp lực ở bên trong họ.

"Vậy chúng ta hãy tìm cách làm nên hòa thuận và làm gương sáng cho nhau" (Rôma 14:19).

c. Người phấn đấu với từng cơ hội để làm hoà giữa những người khác. Người năng động để giải quyết mọi tranh cãi rồi xoá đi những chia rẻ, phục hoà lại mọi dị biệt rồi thủ tiêu sự tranh cạnh, làm cho mọi lưỡi đều câm nín đi và gây dựng các mối quan hệ.

"Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình" (Philíp 2:3).
"Nầy là điều con hãy nhắc lại và răn bảo trước mặt Đức Chúa Trời rằng, phải tránh sự cãi lẫy về lời nói, sự đó thật là vô dụng, chỉ hại cho kẻ nghe mà thôi" (II Timôthê 2:14).
"Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục" (II Timôthê 2:24).

2. Kẻ làm sự hoà thuận là người đã làm hoà với Đức Chúa Trời (Rôma 5:1), và biết rõ sự hoà bình với Đức Chúa Trời (Xem chú thích — Giăng 14:27).
3. Kẻ làm cho người ta hoà thuận yêu mến sự hoà bình, nhưng họ không chủ động chấp nhận rắc rối. Có những người xưng mình là yêu mến sự hoà bình, tuy nhiên họ cất mình ra khỏi mọi rắc rối. Họ bỏ qua rồi tránh né mọi nan đề và các tình huống đe doạ, và họ thường tránh né mọi vấn đề. Họ chẳng đưa ra một nổ lực nào để tạo sự hoà bình giữa nhiều người khác. Kẻ làm cho người hoà thuận (về người mà Đấng Christ phán) đối diện với rối rắm bất luận có nguy hiểm dường nào, rồi nổ lực để đem lại một sự hoà bình thực vô luận là tranh chấp đến ngần nào.
4. Thế gian có những kẻ chuyên gây rối của nó. Thực ra từng tổ chức đều có những kẻ gây rối của nó, kể cả nhà thờ. Bất cứ lúc nào kẻ gây gối hiện diện, có sự chỉ trích, phê phán, lằm bằm, và than vãn; và, thường thì một sự chia rẻ trong Thân Thể — một sự phân rẻ đôi khi nhỏ, có khi lớn; đôi khi chỉ khó chịu, có lúc rất cay đắng. Kẻ làm cho người hoà thuận không thể đứng yên được. Người bước ra để ổn định vấn đề, giải quyết nan đề, vận dụng những dị biệt, rồi làm cho hai bên hoà lại với nhau.
5. Tin Lành của Đấng Christ cần phải được rao truyền bằng cách phương tiện êm ái, chớ không phải bằng các phương tiện sức mạnh. Có nhiều loại sức mạnh.
a. Có sức mạnh trong lời nói qua sự lớn tiếng, một cuộc trao đổi theo kiểu lấn lướt, những chiến thuật rao bán không thích hợp, cố chấp và lạm dụng.
b. Có sức mạnh vật lý qua cách bày tỏ của khuôn mặt, những cử động của cơ thể, một sự hiện diện áp đảo, và công kích.

NGHIÊN CỨU #9  (5:9) Con cái của Đức Chúa Trời: Xem Nghiên Cứu #2, Làm con nuôi — Galati 4:5-6; chú thích — Rôma 8:15-17; chú thích — I Giăng 3:2.

9. (5:10-12) Kẻ chịu bắt bớ: chịu đựng sự thương khó vì Đấng Christ; bị chế giễu, bị nhạo báng, bị chỉ trích, bị tẩy chay; bị đối xử với sự thù nghịch; phải tuận đạo. (Xem chú thích — Luca 21:12-19; chú thích 1 — I Phierơ 4:12Nghiên Cứu #1 — I Phierơ 4:12; chú thích — I Phierơ 4:14). Hãy chú ý một vài điểm quan trọng.
1. Có ba loại bắt bớ chính mà Đấng Christ nhắc tới trong phân đoạn nầy:
+ Bị chửi mắng: nhục mạ bằng lời nói, sỉ nhục, la hét, nhạo báng (chịu nhạo cười, Hêbơrơ 11:36).
+ Bắt bớ: gây tổn thương, bị tẩy chay, bị tấn công, bị tra tấn, bị tuận đạo, và bị đối đãi theo kiểu thù nghịch.
+ Có đủ thứ ác được nói tới: phỉ báng, rủa sả, và nói dối (đối chiếu Thi thiên 35:11; Công Vụ các Sứ Đồ 17:6-7; đối chiếu "lời sỉ hổ", Giuđe 15).
2. Ai là kẻ chịu bắt bớ?
a. Người nào nói và sống theo sự công bình và bị phản ứng ngược lại.
b. Người nào sống và làm chứng cho Đấng Christ bị bức hại, bị bắt bớ, và nói nghịch lại.
3. Sự bắt bớ là một nghịch lý. Nó cho thấy rằng bản chất thực của thế gian là ác. Hãy suy nghĩ về việc ấy: người nào sống và làm chứng cho sự công bình bị chống đối và bị bắt bớ. Người nào quan tâm và nổ lực vì tình yêu chân thật, sự công bình, và sự cứu rỗi của thế gian chắc chắn sẽ bị đánh trả. Thế gian nầy và con người của nó vốn lừa đảo là dường nào, họ chạy ùa tới trước trong sự điên dại để chẳng được gì trừ ra trở lại với bụi đất, để tìm kiếm sự sống chỉ khoảng chừng 70 năm (nếu chẳng có gì xảy ra trước kỳ)!
4. Những người tin Chúa đã được cảnh báo trước rồi, họ sẽ gánh chịu sự bắt bớ.
a. Những người tin Chúa sẽ gánh chịu sự bắt bớ vì họ không thuộc về thế gian nầy. Họ đã được kêu gọi ra khỏi thế gian. Họ đang sống trong thế gian, nhưng họ không thuộc về thế gian. Họ được biệt riêng ra khỏi lối sống của thế gian. Vì lẽ đó, thế gian phản ứng chống nghịch lại họ.

"Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi" (Giăng 15:19).

b. Họ sẽ gánh chịu sự bắt bớ vì những người tin Chúa đã lột bỏ chiếc áo choàng tội lỗi của thế gian. Họ đang sống và bày tỏ ra một lối sống công bình. Họ không thoả hiệp với thế gian và cách xử sự tội lỗi của họ. Họ đang sống thứ đời sống thanh sạch và tin kính, chẳng có gì phải làm với các khoái lạc tội lỗi của một thế gian hủ hoại. Lối sống đó tỏ ra tội lỗi của người ta.

"Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét ta trước các ngươi.... Nếu ta không đến và không phán dạy họ, thì họ chẳng có tội lỗi gì; song bây giờ họ không có thể chữa chối được tội lỗi mình" (Giăng 15:18, 22).
"Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ" (II Timôthê 3:12).

c. Họ sẽ gánh chịu sự bắt bớ vì thế gian không nhìn biết Đức Chúa Trời cũng như Đấng Christ. Kẻ bất kính trong thế gian chẳng muốn có Đức Chúa Trời nào khác hơn chính mình họ và mọi suy tưởng của chính họ. Họ muốn làm đúng những gì họ muốn — để chu toàn mọi ước ao của họ, chớ không phải những gì Đức Chúa Trời mong muốn và đòi hỏi. Tuy nhiên, người tín đồ tin kính dâng đời sống mình cho Đức Chúa Trời, cho sự thờ phượng và phục vụ Ngài. Kẻ bất kỉnh chẳng muốn gì nơi Đức Chúa Trời hết; vì lẽ đó, họ chống đối người nào nói năng về Đức Chúa Trời và bổn phận của con người là tôn vinh và thờ lạy Đức Chúa Trời.

"Nhưng vì danh ta họ sẽ lấy mọi điều đó đãi các ngươi, bởi họ không biết Đấng đã sai ta đến" (Giăng 15:21).
"Họ sẽ làm điều đó, vì không biết Cha, cũng không biết ta nữa" (Giăng 16:3).

d. Họ sẽ gánh chịu sự bắt bớ vì thế gian bị lừa dối với quan điểm và niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Thế gian nghĩ Đức Chúa Trời là Đấng chu toàn mọi ao ước và tư dục theo đời nầy của họ (Giăng 16:2-3). Ý tưởng của con người về Đức Chúa Trời, ấy là một Đấng Tối Cao. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời bảo hộ, tiếp trợ, và ban cho vô luận con người có xử sự như thế nào đi nữa, dù cách xử sự ấy không quá đáng, Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận và thể hiện ra mọi sự trong phần phân tích sau cùng. Tuy nhiên, người tín đồ chân thật dạy ngược lại với điều nầy. Đức Chúa Trời là sự yêu thương, nhưng Ngài cũng là công bình và đòi hỏi sự công bình. Thế gian nổi loạn nghịch cùng quan niệm nầy về Đức Chúa Trời.

"Họ sẽ đuổi các ngươi ra khỏi nhà hội; vả lại, giờ đến, khi ai giết các ngươi, tưởng rằng thế là hầu việc Đức Chúa Trời. Họ sẽ làm điều đó, vì không biết Cha, cũng không biết ta nữa" (Giăng 16:2-3).
"Hãy nhớ lời ta đã nói cùng các ngươi: Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi; bằng họ đã giữ lời ta, ắt cũng giữ lời các ngươi" (Giăng 15:20).
"Ta bảo các ngươi những điều đó, để cho các ngươi khỏi vấp phạm. Họ sẽ đuổi các ngươi ra khỏi nhà hội; vả lại, giờ đến, khi ai giết các ngươi, tưởng rằng thế là hầu việc Đức Chúa Trời. Họ sẽ làm điều đó, vì không biết Cha, cũng không biết ta nữa. Nhưng ta đã bảo những điều đó cho các ngươi, để khi giờ sẽ đến, các ngươi nhớ lại rằng ta đã nói những điều đó rồi. Từ lúc ban đầu ta chưa nói cho các ngươi, vì ta đang ở cùng các ngươi" (Giăng 16:1-4).
"hầu cho không một người nào trong anh em bị rúng động bởi những sự khốn khó dường ấy; vì anh em tự biết rằng ấy đó là điều đã định trước cho chúng ta" (I Têsalônica 3:3).
"Ngài nhân Đấng Christ, ban ơn cho anh em, không những tin Đấng Christ mà thôi, lại phải chịu khổ vì Ngài nữa" (Philíp 1:29).
"Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ" (II Timôthê 3:12).
"Hỡi anh em, nếu thế gian ghen ghét anh em, thì chớ lấy làm lạ" (I Giăng 3:13).
"Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em" (I Phierơ 4:12-14).

5. Sự bắt bớ có thể bật ra từ những sự tưởng tượng gian ác nhất của con người (Xem Nghiên Cứu #1 — I Phierơ 4:12 nói tới phần mô tả của một số sự bắt bớ nhân sự yêu dấu của Đức Chúa Trời).
6. Đâu là thái độ của người tin Chúa đối với sự bắt?
a. Thái độ ấy không phải là trả thù, kiêu căng, siêu việt thuộc linh.
b. Thái độ ấy phải vui mừng và sung sướng (Mathiơ 5:12; II Côrinhtô 12:10; I Phierơ 4:12-13).
7. Kẻ bị bắt bớ được hứa cho phần thưởng to lớn.
a. Nước thiên đàng — ngay bây giờ.
+ Họ kinh nghiệm một vinh dự rất đặc biệt (Công Vụ các Sứ Đồ 5:41).
+ Họ kinh nghiệm một sự yên ủi rất đặc biệt (II Côrinhtô 1:5).
+ Họ được ban cho một sự gần gũi rất đặc biệt, một cảm giác về sự hiện diện của Chúa (Xem chú thích — I Phierơ 4:14).
+ Họ trở thành một chứng nhân quan trọng hơn về Đấng Christ (II Côrinhtô 1:4-6).
b. Nước thiên đàng — đời đời (Hêbơrơ 11:35f; I Phierơ 4:12-13; Xem Nghiên Cứu #3 — Mathiơ 19:23-24).